Thông cáo báo chí là yếu tố quan trọng trong việc đưa tổ chức đến với công chúng. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố đầu tiên để đưa hình ảnh của tổ chức ra công chúng, mà chỉ là yếu tố cuối cùng, thậm chí không nhất thiết phải có nó.
Làm gì để bài viết được chú ý và chọn đăng
Trên thực tế, phần lớn những gì bạn đọc trên báo và tạp chí, hay các ấn phẩm thương mại, nghe trên đài hay xem trên vô tuyến đều bắt nguồn từ các thông cáo báo chí. Nhưng thông thường một tòa soạn nhận hàng trăm thông cáo báo chí mỗi tuần, nên đa số đều bị cất giữ và chờ xem xét. Điều khó nhất của bạn là phải viết được một thông cáo báo chí có thể thu hút nhà báo quan tâm, muốn tìm hiểu thêm và khám phá ra rằng câu chuyện của bạn chính là điều mà họ muốn đăng.
- Câu chuyện đáng được đưa tin
- Thể hiện theo cách nghĩ của một biên tập viên
- Phù hợp với thực trạng của tổ chức
- Kiên trì đeo bám
- Hình thức trình bày
- Giấy A4, cách dòng 1,5
- Chỉ nên dài 1-2 mặt giấy
- Ghi ngày, tháng, năm
- Ghi “THÔNG CÁO BÁO CHÍ” ngay giữa
- Ghi tên và chức danh người nhận
- Viết theo phong cách báo chí, bắt mắt
Bố cục
- Đề tựa :Phải gây chú ý, ngắn nhưng nêu lên nội dung chính của câu chuyện. Có thể thêm tiêu đề phụ cho các đoạn (nếu cần) để bài viết rõ ràng hơn.
- Đoạn văn đầu tiên:Cần khái quát và ngắn gọn, nêu được 5 mục chính: ai, việc gì, ở đâu, khi nào, tại sao. Nó có thể đứng độc lập như một mẩu thông tin đầy đủ và súc tích.
- Đoạn văn thứ hai: Có chức năng cung cấp thêm chi tiết, thông tin mới sau khi đã nêu khái quát ở đoạn đầu.
- Đoạn văn thứ ba: Có thể trích dẫn lời nói của một người liên quan nổi tiếng bên ngoài hoặc lời phát ngôn viên của công ty. Lời trích phải mở ra hướng mới, như một khía cạnh cá nhân của câu chuyện.
- Chi tiết liên lạc:
- Tên, chức danh, số điện thoại được ghi rõ ràng và in đậm ở cuối bài viết
- Đôi khi phần này rất quan trọng, để phóng viên có thể liên lạc ngay chúng ta khi cần
- Thông tin bổ sung:
- Số lượng từ của bài viết;
- Mô tả ngắn gọn về tổ chức;
- Thông tin và số liệu cơ bản;
- Nêu trang web, nếu có