Mặc cho những luận bàn về ”sự bế tắc của Marketing” với những luận chứng đại loại như: sự phát triển của các hình thức giao lưu trực tuyến giúp cho người tiêu dùng có thể liên kết với nhau thành những cộng đồng kháng doanh nghiệp…
…trao đổi thông tin về sản phẩm và tẩy chay những thông điệp marketing…, marketing đã thâm nhập vào thế giới và những cộng đồng ảo từ lâu và đã học được cách sử dụng chúng vào mục đích của mình.
Để tiếp thị bộ phim trí tuệ nhân tạo” (A.I. Artificial Inteligence) của Steven Spielberg, hãng Warner Bros, đã tổ chức một chiến dịch tiếp thị độc đáo trên Internet, tập trung vào việc xây dựng một thế giới ảo bằng việc tạo ra những trang Web của tương lai. Trong thời gian diễn ra chiến dịch này đã xuất hiện vài chục trang Web của các tổ chức chuyên nghiên cứu về tương lai (dạng như tổ chức bảo vệ quyền lợi người máy) với những nhân viên chưa bao giờ có thực của họ. Theo đơn đặt hàng của Warner Bros., Công ty Three Mountain Group, nhận thực hiện chương trình này, đã cho biên soạn và tung ra một số lượng lớn tài liệu – press-release, các bài báo, các thông điệp quảng cáo. Tất cả các tư liệu đều liên quan đến một nhân vật ảo có tên Ven Chen, song điều lạ là người này lại không phải là nhân vật của bộ phim được quảng cáo. Những người vào xem trang Web phải giải đáp được những câu đố trong đó. Tính đột phá của chiến dịch này ở chỗ nó đã làm cho thế giới ảo vượt ra ngoài phạm vi Internet. Những người giải đáp được nhiều câu đố và rong ruổi trong các cuộc du hành vào thế giới của tương lai, sau khi thăm trang Web đều nhận được fax hoặc điện thoại thông báo những tin tức mới về đề tài này. Tổng cộng, có tới 1 triệu người đến thăm các trang Web này. Mặc dù chiến dịch này đã qua cách đây 2 năm, song trò chơi ảo liên quan đến phim “A.I” vẫn còn là một trong nhũng ví dụ đáng nhớ nhất về một cách quảng cáo khác người trên Internet.
Công nghệ no name
Management of virtual consumers – MVC (Quản lý người tiêu dùng ảo) là phương pháp tiếp thị qua mạng Internet khá mới mẻ và còn chưa được khai thác và khám phá hết. Tuy nhiên, đã có khá nhiều doanh nghiệp, kể cả những tập đoàn toàn cầu, bắt đầu sử dụng dịch vụ ảo này của các hãng PR.
Mặc dù vậy, management of virtual consumers vẫn còn chưa tồn tại như một sản phẩm PR độc lập do vẫn còn nhiều nghi ngại về tính trong sạch của công nghệ này. “Chúng tôi sợ rằng việc đó có thể làm người ta sợ, -Giám đốc hãng Imageland Interactive Liudmila Bulavkina nói. Nhiều khách hàng không hình dung được đó là dịch vụ gì, nhưng đã có ác cảm với nó ngay. Thành thử phải giải thích với họ là cách đó không hề vi phạm một chuẩn mực đạo đức nào, không phải là kiểu áp đặt ý kiến hay spam. Tất cả đều hoàn toàn hợp pháp và phù hợp với các tiêu chuẩn đạo đức, nếu như người thực hiện có lương tri và không bóp méo thông tin về sản phẩm hay dịch vụ”.
Song cũng có hàng loạt công ty dịch vụ Internet và PR lớn hiện đã bắt đầu cung cấp dịch vụ này. Thông thường, công nghệ này được kết hợp cùng với cả chiến dịch đối ngoại chung. Trong số khách đặt hàng có cả những tập đoàn đa quốc gia lớn đang thực hiện chiến dịch liên kết, và cả những công ty nhỏ muốn quảng bá về mìn h một cách nhanh chóng và ít tốn kém và thích những cách tiếp thị khác thường.
Điều đáng nói là chiến lược quản lý người tiêu dùng ảo đến nay vẫn chưa có một tên gọi cố định và thống nhất. Có 2 khái niệm gần với MVC hơn cả trong dãy các khái niệm marketing là “marketing virus” và ”marketing ảnh hưởng” Song cả 2 khái niệm này đều quá rộng. Về bản chất, MVC là một dạng “marketing virus”. Nhiệm vụ của nó là tạo ra một nhân vật không có trong đời thực, nhưng những hành vi của người đó lại rất có ảnh hưởng đến một cộng đồng khán giả (audience) nhất định. Công cụ của MVC khá đơn giản. Đó là một web-site của nhân vật ảo những bức thư của người đó gửi cho các thành viên của cộng đồng, sự xuất hiện thường xuyên và tích cực của nhân vật này tại các diễn đàn, chat và các bảng thông cáo. Cả 3 yếu tố của cuộc sống ảo đó đan xen và hỗ trợ lẫn nhau và bằng cách đó chuyển tai đến người tiêu dùng tiềm năng những thông điệp quảng cáo
Unicom