Mặc dù các nhà marketing ngày càng được trang bị nhiều công cụ kỹ thuật nhưng có vẻ như họ vẫn giành một vị trí nhất định cho kiểu event marketing (marketing sự kiện) truyền thống..
Hơn một nửa (53%) trong số 300 chuyên gia markteing hàng đầu được phỏng vấn cho rằng event maketing là phương thức tạo nên mối quan hệ nhanh chóng và sâu sắc nhất đối với khán giả trong nhóm khách hàng mục tiêu.
Cuộc điều tra “Cái nhìn về sự kiện 2009” đã thực hiện hoàn tất vào đầu tháng 2 vừa qua bởi George P.Johnson, quỹ tài trợ MPI, viện Event Marketing và một nhóm các nhà marketing thành đạt (41%), công ty của họ có mức doanh thu lên đến 1 tỷ USD.
Hơn ¼ (26%) những người được phỏng vấn cho rằng event marketing là một nguyên tắc giúp gia tăng tỷ suất hoàn vốn đầu tư một cách nhanh nhất . “Tình hình kinh tế khó khăn hiện nay bắt buộc các nhà marketing phải nâng cao tham vọng để có thể vượt qua, đặc biệt họ chịu trách nhiệm triển khai những kế hoạch marketing trả đũa trực tiếp, ví như là hình thức tổ chức các sự kiện nhằm thúc đẩy quá trình vươn lên vị trí hàng đầu” – Bruce MacMillan, chủ tịch kiêm tổng giám đốc của IPM đã nói.
29% các nhà tiếp thị sẽ chuyển từ chiến lược event marketing sang tiếp thị dựa vào kinh nghiệm trong 12 tháng tới. Sự khác biệt là tiếp thị dựa vào kinh nghiệm thì “đòi hỏi quá trình hoà nhập thật sự vào cuộc sống và những kinh nghiệm trong việc sử dụng mạng truyền thông giúp gây nên những tác động mạnh mẽ đến thương hiệu thông qua những câu chuyện truyền miệng có liên quan và gắn liền với thương hiệu”. 1/3 trong số họ nhất trí rằng họ đã sẵn sàng để tạo nên sự thay đổi.
Những khám phá từ hai xu hướng này đã gặp nhau cùng một lúc, David Rich – quản lý của chiến lược marketing toàn cầu tại hãng tiếp thị dựa vào kinh nghiệm của Geogre P.Johnson đã nói.
“Đầu tiên tình hình kinh tế suy thoái thúc đẩy các thương hiệu đầu tư vào những kênh như là các sự kiện, cái mà giúp thể hiện được tỷ suất hoàn vốn đầu tư ROI; tiếp sau đó là sự chín muồi của chiến lược event marketing và marketing dựa vào kinh nghiệm – những hoạt động mang tính chiến lược, sáng tạo, khả năng truyền thông và ứng dụng kỹ thuật số của các hình thức ABL, và khích hoạt chúng thông qua việc thực hiện trong thực tế danh mục sự kiện được tạo nên bởi rất nhiều các kiểu sự kiện bên trong và bên ngoài.”
Mặc dù việc kiểm soát chi tiêu là cần thiết nhưng các nhà tiếp thị vẫn đang tăng cường sáng tạo để làm mới các sự kiện. 66% trong số này thống nhất cho rằng kế hoạch của họ đang dần bổ sung hoặc đã thêm vào yếu tố sáng tạo từ 32% trong năm 2007.
Cùng trong nhóm này, 44% các nhà tiếp thị đã thực hiện việc đó vì sự uỷ nhiệm của tập thể. Những khoản chi tiêu cho sáng tạo tiêu tốn 13% ngân sách dành cho các sự kiện.
Trên hết, “thách thức thật sự cho các thương hiệu trong năm 2009 là làm thế nào để cân bằng giữa ngân sách được cấp cố định với xu hướng này, để tạo nên một kết quả có thể định lượng được”
Brandweek