“…Nếu chi tiêu cho marketing đựoc cho là hiệu quả hơn cho văn phòng sang trọng hoặc đầu tư tài chánh thì liệu doanh nghiệp có nên cắt giảm? như vậy là vấn đề đã trở nên rõ ràng. Phần còn lại là việc phân tích, đánh giá của tính hiệu quả cho từng khỏan ngân sách của mình…”. Chiến lược đầu tư và ngân sách Marketing nên như thế nào trong thời kinh tế suy thóai? là một chủ đề chiếm dất nhiều nhất trong các thảo luận Marketing trên các diễn đàn và hội thảo gần đây. Phóng viên của Vietnam Economic Time đã có bài phỏng vấn chủ tịch Masso Group về quan điểm Marketing trong thời suy thóai, ban biên tập Website xin giới thiệu bạn đọc một vài ý chính như sau:
Ông đánh giá thế nào về tầm quan trọng của marketing đối với sự phát triển của doanh nghiệp? Ông có biết các doanh nghiệp đầu tư như thế nào cho lĩnh vực marketing không, thưa ông?
Đây là một câu hỏi quá lớn và để có thể trả lời hết tầm quan trọng của marketing đối với doanh nghiệp thì không thể tóm lược trong khuôn khổ của một bài báo. Ở đây tôi chỉ nêu lên một ý cốt lõi nhất mà qua đó các doanh nghiệp đủ để có thể cảm nhận được vai trò của marketing. Sự khác biệt giữa doanh nghiệp và các tố chức khác (hành chính công, từ thiện, phi chính phủ, đòan thể…) là gì? Câu trả lời nằm ở chổ khách hàng. Một công ty mà không có khách hàng thì không thẻ gọi là doanh nghiệp! nói một cách khác sứ mệnh của doanh nghiệp là tạo dựng và duy trì khách hàng và marketing chính là công việc này. Vai trò dẫn dắt của Marketing trong một doanh nghiệp xuất phát từ chức năng nắm bắt nhu cầu khách hàng, cả nhu cầu thực tại và nhu cầu tiềm ẩn, từ đó định hướng cho tất cả các bộ phận của doanh nghiệp để sản xuất/cung cấp những sản phẩm và dịch vụ thỏa mãn nhu cầu đó theo cách thức mang lại lợi nhuận cho công ty. Như vậy trách nhiệm về marketing không phải chỉ là của phòng marketing mà là của tòan thể doanh nghiệp, trong đó phòng marketing thực hiện chức năng chuyên môn. Hiểu được như thế thì có lẽ doanh nghiệp không còn phải băn khoăn về vai trò của marketing trong doanh nghiệp nữa. Tuy nhiên thực tế tư vấn nhiều doanh nghiệp Việt Nam tôi thấy việc nhận thức đúng và đủ về marketing còn rất hạn chế, và điều này xảy ra ở ngay cả những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam! Việc đầu tư cho lĩnh vực marketing ở các công ty thường được hiểu là ngân sách dành cho quảng cáo, khuyến mãi…chứ không toàn diện theo đúng ý nghĩa của marketing như nêu trên.
Trong tình hình kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp đều hết sức cân nhắc trong mọi khoản chi tiêu. Và nhiều doanh nghiệp cho rằng, marketing lúc này là không cần thiết và cắt giảm mọi chi phí cho marketing. Theo ông, suy nghĩ đó có hoàn toàn đúng đắn? Và hành động cắt giảm chi phí marketing của doanh ngiệp để tồn tại có phải là chiến lược sáng suốt để chống khủng hoảng không, thưa ông? Tại sao lại như vậy?
Đây là câu hỏi mà tôi nhận được khá nhiều trong thời gian qua, phản ánh đúng những băn khoăn của các doanh nghiệp trong hiện tại. Việc cắt giảm chi phí khi kinh tế khủng hỏang như hiện nay là cần thiết & hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới đều thực hiện, tuy nhiên vấn đề đặt ra là cắt giảm những khỏan nào? Câu trả lời là “những khỏan chi tiêu kém hiệu quả hoặc mơ hồ”, như vậy tại sao lại cắt bớt ngân sách marketing nều doanh nghiệp tự tin là khỏan chi tiêu đó hiệu quả, giúp công ty hòan thành chỉ tiêu? Nếu chi tiêu cho marketing đựoc cho là hiệu quả hơn cho văn phòng sang trọng hoặc đầu tư tài chánh thì liệu doanh nghiệp có nên cắt giảm? như vậy là vấn đề đã trở nên rõ ràng. Phần còn lại là việc phân tích, đánh giá của từng doanh nghiệp đến tính hiệu quả cho từng khỏan ngân sách của mình. Một trong những ý do mà phần lớn các doanh nghiệp thường nghĩ đến việc cắt giảm ngân sách marketing trước mắt thường là do (i) đồng nghĩa ngân sách marketing với ngân sách quảng cáo (ii) không/khó đo lường hiệu quả của marketing, và do đó thường tự động phân lọai ngân sách marketing vào nhóm chi tiêu “hạng sang”, nghĩa là sẽ thực hiện khi ngần sách dồi dào và sẽ cắt bỏ khi khó khăn!
Theo ông, các doanh nghiệp nên có chiến lược marketing như thế nào trong thời kỳ suy thoái kinh tế này?
Tâm lý chung của các công ty là phòng thủ nhằm giảm bớt rủi ro, tuy nhiên qua tiếp xúc tôi được biết nhiều doanh nghiệp vẫn mạnh dạn đặt chỉ tiêu cao và không hề cắt giảm ngân sách marketing. Lý do là họ vẫn nhìn thầy cơ hội và tự tin với chiến lược tăng trưởng của mình mặc dù kinh tế suy thóai. Do đó chiến lược marketing như thế nào trong bối cảnh kinh tế suy thóai là một câu hỏi không có đáp số chung, mà tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp, ngành nghề, chiến lược ngắn hạn/dài hạn…chỉ có một điểm chung có thể chia sẻ là: tính hiệu quả của chi tiêu và đầu tư là hết sức quan trọng trong bối cảnh suy thóai,và điều này cũng áp dụng cho marketing
(Trích trả lời phỏng vấn Vietnam Economic Time của Ông Nguyễn Trung Thẳng, Chủ tịch Masso Group)