Kìm giá lâu mới tăng cao một lúc
Trên thực tế, bạn có thể bị đặt vào tình thế phải quyết định có tăng giá sản phẩm hay không. Ví dụ: lượng nhu cầu về hàng hoá của bạn tăng cao hơn, hoặc là chi phí nguyên vật liệu tăng.
Một số chủ doanh nghiệp tránh tăng giá vì họ sợ khách hàng sẽ phản ứng tiêu cực. Trong nhiều trường hợp, tăng giá đều đặn là một chiến lược tốt hơn, tăng giá nhiều lần nhưng mỗi lần tăng ít sẽ tác động đến khách hàng ít hơn là tăng một lần nhưng tăng nhiều. Nói cho dễ hiểu, một lần tăng giá 10% sẽ gây tác động tiêu cực hơn là hai lần tăng giá, mỗi lần tăng 5%.
Giảm giá mà không thay đổi việc phân phối hàng
Nhiều khách hàng luôn cố gắng tìm cách nào đó để thu được nhiều lợi ích hơn khi giao dịch với doanh nghiệp của bạn. Điều này có thể đẩy bạn vào tình thế khó khăn, đặc biệt nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ.
Ví dụ, khi bạn chấp nhận giao hàng cho một đơn đặt hàng đã được thoả thuận trước đó với giá thấp hơn, bạn có thể đã vô hình trung truyền đi một thông điệp rằng “giá ban đầu của bạn là quá cao”. Từ đó, mọi công việc kinh doanh trong thời gian tới đều có thể phải thương lượng về giá.
Để đối phó với trường hợp này, bạn có thể chấp nhận giá thấp hơn, nhưng phải thay đổi các điều khoản giao hàng một chút.
Ví dụ, nếu bạn thương lượng giá cho việc lắp đặt thiết bị trong vòng ba tháng, bạn có thể chấp nhận chi phí cho dự án thấp hơn, nếu số lượng các cuộc gặp trong tuần giảm xuống, hoặc các báo cáo hàng tháng được tinh giản. Một sự lựa chọn khác phù hợp cho các đơn đặt hàng lớn là giảm giá do mua số lượng lớn.
Định giá ngẫu nhiên
Một số khách hàng luôn đòi hỏi bạn phải diễn giải cơ cấu định giá của bạn được tính toán như thế nào. Do vậy bạn có thể điều chỉnh mức giá bạn định ra. Hơn nữa, nếu bạn không biết chính xác các chi phí có liên quan tới giá thành của bạn như thế nào, sẽ khó cho bạn khi nào là đúng thời điểm để bạn điều chỉnh mức giá.