Nội dung cơ bản của hoạt động quản trị là việc ra các quyết định, bởi vì việc điều hành một tổ chức từ những công việc đơn giản hàng ngày đến những chiến lược lớn, dài hạn cũng đều dựa trên cơ sở những quyết định thích hợp
Khái niệm và đặc điểm của quyết định quản trị
Nội dung cơ bản của hoạt động quản trị là việc ra các quyết định, bởi vì việc điều hành một tổ chức từ những công việc đơn giản hàng ngày đến những chiến lược lớn, dài hạn cũng đều dựa trên cơ sở những quyết định thích hợp.
Quyết định quản trị có các đặc điểm
- Các quyết định quản trị trực tiếp hướng vào các tổ chức; chỉ có nhà quản trị mới ra quyết định.
- Các quyết định quản trị có thể làm cản trở sự hoạt động bình thường hoặc làm phát triển hoạt động của hệ thống bị quản trị.
- Các quyết định quản trị liên quan đến việc sử dụng những thông tin về vấn đề cần phải giải quyết.
- Các quyết định quản trị được xây dựng trên cơ sở sự hiểu biết về tính khách quan của sự vận động và phát triển của hệ thống bị quản trị.
- Các chức năng của các quyết định quản trị
- Chức năng định hướng về mục tiêu của tổ chức.
- Chức năng đảm bảo các nguồn lực.
- Chức năng hợp tác và phối hợp các bộ phận trong tổ chức.
- Phân loại các quyết định quản trị
- Phân loại theo tính chất của các quyết định: Quyết định chiến lược, Quyết định chiến thuật, Quyết định tác nghiệp.
- Phân loại theo thời gian thực hiện: Quyết định dài hạn, Quyết định trung hạn, Quyết định ngắn hạn.
- Phân loại theo phạm vi thực hiên: Quyết định toàn cục, Quyết định bộ phận, Quyết định chuyên đề.
- Phân loại theo khía cạnh khác nhau trong hoạt động của tổ chức: Quyết định kỹ thuật, Quyết định tổ chức, Quyết định kinh tế, Quyết định xã hội.
Những yêu cầu đối với quyết định quản trị
- Phải có căn cứ khoa học
- Phảthống nhất, tuân theo các quy định, thể chế chung
- Phảiđúng thẩm quyền
- Phải có định hướng
- Phải thật cụ thể về mặt thời gian
- Phải có định hướng
- Phải thỏa mãn các yêu cầu kịp thời.
Quá trình ra quyết định
- Bước 1: biết chắc là có nhu cầu quyết định.
- Bước 2: nhận rõ tiêu chuẩn của quyết định
- Bước 3: lượng hóa các tiêu chuẩn
- Bước 4: phát hiện những khả năng lựa chọn
- Bước 5: đánh giá các khả năng
- Bước 6: lựa chọn khả năng tối ưu nhất