Nguyên tắc xây dựng cơ cấu tổ chức doanh nghiệp



Tổ chức là một trong những chức năng chung của quản lý liên quan đến các hoạt động thành lập nên các bộ phận trong tổ chức, bao gồm các khâu và các cấp (tức là quan hệ hàng dọc) để đảm nhận những hoạt động cần thiết, xác lập các mối quan hệ về nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ phận đó. Mục tiêu của chức năng tổ chức là tạo nên một môi trường nội bộ thuận lợi cho mỗi cá nhân, mỗi bộ phận phát huy được năng lực và nhiệt tình của mình, đóng góp tốt nhất vào việc hoàn thành mục tiêu của tổ chứcChức năng tổ chức là gì?
Tổ chức là một trong những chức năng chung của quản lý liên quan đến các hoạt động thành lập nên các bộ phận trong tổ chức, bao gồm các khâu và các cấp (tức là quan hệ hàng dọc) để đảm  nhận những hoạt động cần thiết, xác lập các mối quan hệ về nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ phận đó. Mục tiêu của chức năng tổ chức là tạo nên một môi trường nội bộ thuận lợi cho mỗi cá nhân, mỗi bộ phận phát huy được năng lực và nhiệt tình của mình, đóng góp tốt nhất vào việc hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
Các nguyên tắc của tổ chức quản lý
    * Thống nhất chỉ huy
    * Tổ chức gắn với mục tiêu.
    * Ŀạt hiệu quả, giảm chi phí.
    * Cân đối về giữa quyền hành và trách nhiệm, về công việc giữa các đơn vị.
    * Linh hoạt, đối phó với thay đổi môi trương bên ngoài về hoạt động nội bộ để có quyết định đáp ứng với thay đổi của tổ chức.
Cơ sở để thiết kế bộ máy tổ chức
    * Mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp
    * Môi trường vĩ mô và vĩ mô
    * Công nghệ của doanh nghiệp
    * Các nguồn lực đặc biệt là nguồn nhân lực.
    * Tuân thủ tiến trình của chức năng tổ chức.
Một số vấn đề khoa học trong công tác tổ chức
Tầm hạn quản lý
    * Tầm hạn quản lý (tầm hạn kiểm soát) là khái niệm dùng để chỉ số lượng nhân viên cấp dưới mà một nhà quản lý có thể điều khiển một các tốt đẹp nhất. Tốt nhất là từ 3-9 nhân viên.
    * Tầm hạn quản lý có liên quan mật thiết đến số lượng các tầng nấc trung gian trong một tổ chức. Tầm hạn quản lý rộng nghĩa là điều khiển đông người, còn tầm hạn quản lý hẹp nghĩa là điều khiển ít người.
    * Tầm hạn quản lý rộng hay hẹp tùy thuộc vào năng lực nhà quản lý, trình độ nhân viên, độ ổn định của công việc.
Quyền hành trong quản lý
    * Quyền hành của nhà quản lý là năng lực cho phép nhà quản lý yêu cầu người dưới quyền hành động theo chỉ đạo của mình.
    * Nguồn gốc của quyền hành 3 yếu tố (theo Max Weber): (1) Ŀảm nhận chức vụ hợp pháp; (2) Cấp dưới thừa nhận quyền hành đó là chính đáng; và (3) Bản thân nhà quản lý có khả năng và các đức tính khiến cấp dưới tin tưởng.
    * Quyền hành có giới hạn do nhiều yếu tố như luật pháp, đạo đức xã hội, điều kiện sinh học con người.
Phân cấp quản lý
    * Là sự phân chia hay ủy thác bớt quyền hành của nhà quản lý cấp trên cho các nhà quản lý cấp dưới.
    * Mục đích của phân cấp chủ yếu là để tạo điều kiện cho tổ chức đáp ứng kịp thỿi, nhanh chóng và phù hợp với những yêu cầu của tình hình.