Tổ chức tự bán hàng. Vì vậy ông Vinh đã tổ chức đội quân bán hàng tận nơi cho các tỉnh thành xa, vùng nông thôn với trên 500 người. Theo đó, nhân viên sẽ được hưởng mức lương cơ bản và khoản thu nhập quan trọng là 1%/doanh số bán nước rửa chén – mặt hàng nổi tiếng và bán chạy nhất của công ty, 1,7%/doanh số bán các mặt hàng khác. Ở các tỉnh miền Tây như Cà Mau, đội nhân viên bán hàng 10 người đi trước, đến từng điểm bán lẻ, từng hộ gia đình thuộc các tuyến sông lạch, hai chiếc đò 20 tấn chở hàng đi theo sau. Đến từng vùng sâu hơn, lại có ghe chuyển tiếp hàng đến tận tay người mua. Cứ thế, mỗi ngày một nhân viên thăm khoảng 35 – 40 khách hàng, và công ty kiểm tra việc viếng thăm này qua kết quả có ít nhất 55% khách đặt mua hàng. Ở các tỉnh phía Bắc thì dùng Xe tải lớn phân phối hàng về địa phương, dùng Xe tải nhỏ và Xe gắn máy chở hàng đi tiếp.Ở các vùng đô thị mới, các khu dân cư Lao động, thì công ty hỗ trợ cho các nhà phân phối từ 4 – 6 nhân viên bán hàng, mỗi nhân viên chịu trách nhiệm chăm sóc 250 tiệm tạp hoá, sạp chợ hay điểm bán hàng nhỏ trong ngõ ngách. Chịu trách nhiệm kiểm tra nhân viên có tổ trưởng, có người giám sát và mỗi tỉnh thành đều có giám sát cấp cao.Nhờ vậy, tuy tháng 9, tháng 10/2008 doanh thu bị giảm mạnh vì người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, chỉ trong khoảng thời gian từ 11.2008 – 2.2009, doanh thu của công ty đã tăng được hơn 10% so với mức bình thường.
Đến hang cùng ngõ hẻm. Tháng 12/2008, công ty cổ phần thực phẩm Thuận Phát đã thành lập đội ngũ bán hàng trên 100 nhân viên, đưa hàng đến từng tiệm tạp hoá nhỏ nằm trong hang cùng ngõ hẻm, từ đó giúp sản lượng tiêu thụ tăng hơn 200.000 sản phẩm/tháng. Bà Trương Lan Anh, tổng giám đốc công ty nhìn nhận: “Với các mặt hàng gia vị, nước chấm có giá rẻ và mức lợi nhuận thấp, phải đưa hàng bán ở nơi người dân vẫn quen mua sắm: tiệm tạp hoá, sạp chợ. Vì vậy ngay cả khi đã thiết lập mạng lưới phân phối với các đại lý cấp một cấp hai, cung cấp Xe tải hỗ trợ bán hàng cho đại lý, công ty vẫn phải hỗ trợ một nhân viên chăm sóc khách hàng tại mỗi đại lý…”.Hiện Vissan đã có hệ thống hơn 50 cửa hàng giới thiệu sản phẩm; 1.000 đại lý bán lẻ trong cả nước. Nhưng không dừng tại đó, từ tháng 11.2008, công ty đã ký hợp đồng liên kết chiến lược với nhiều đơn vị có mạng lưới cửa hàng bán lẻ như xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre, công ty kinh doanh thuỷ hải sản APT, công ty Kinh Đô… Tại Hà Nội, Vissan kết hợp tác chiến với tổng công ty thương mại Hà Nội (HAPRO)… Hình thức hợp tác là đôi bên tổ chức bán hàng của nhau. Ở miền Tây, Vissan ký hợp đồng liên kết với công ty nông sản thực phẩm An Giang không chỉ để trao đổi hàng hoá mà còn hợp tác phát triển trong lĩnh vực chăn nuôi, giết mổ, đưa thịt sạch đến tay người tiêu dùng.Việc nhiều doanh nghiệp tăng được doanh số khi tổ chức đưa hàng đến nơi cho thấy ở nhiều vùng, đặc biệt là ở nông thôn, người dân không mua hàng vì… không có hàng chứ không phải không có nhu cầu.Và nếu doanh nghiệp tổ chức mạng lưới để đảm bảo sản phẩm dễ tìm mua, cùng những tiện ích khác cho người tiêu dùng, chắc chắn sẽ được người tiêu dùng hưởng ứng.
BSA hỗ trợ bán hàng ở nông thôn
Dự án “Đẩy mạnh bán hàng Việt trên thị trường nội địa” do trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp – BSA thực hiện, có sự bảo trợ và phối hợp của bộ Công thương và các hiệp hội ngành hàng. Chuyến bán hàng về nông thôn đầu tiên dự kiến sẽ diễn Ra ở tỉnh An Giang hoặc TP Cần Thơ vào ngày 9/3/2009. Các doanh nghiệp sẽ tiết giảm chi phí bằng cách tổ chức bán hàng trên những chiếc Xe tải nhỏ; BSA chịu trách nhiệm huấn luyện kỹ năng giao tiếp và bán hàng.