Tùy thuộc vào lĩnh vực mà chúng ta đề cập, năm 2009 có thể được xem là năm bắt đầu những điều hoàn toàn tồi tệ, nhưng cũng có thể mang lại những thuận lợi mới.
Do Brandweek không hề có một đội ngũ phân tích kinh tế nào và chắc chắn là việc đánh giá này sẽ trở nên khó khăn hơn, khi chúng ta chỉ phán xét dựa trên những suy đoán mang tính tiền lệ.
Những phán đoán sẽ không đến mức đi quá xa, hiện tại, thì một điều mà chúng ta có thể chắc chắn là 2009 không phải là một năm thuận lợi đối với ngành công nghiệp Ôtô, và gần như ngành quảng cáo cho ngành này cũng chịu chung số phận. Cùng một lúc, viễn cảnh kinh tế ngày càng xấu, người tiêu dùng thì bám trụ vào chiếc xe hơi của mình và không tha thiết gì mấy với việc tậu 1 xe mới, tuy nhiên, một số tín hiệu cũng cho thấy, ngành Ôtô cũng sẽ tăng trưởng một mức khá khá trong năm nay và chúng ta có thể kỳ vọng rằng vẫn còn đường sống cho quảng cáo Ôtô 2009.
Nhưng một số ngành khác lại có vẻ khá chênh vênh. Hầu hết những công ty ngành hàng đóng gói chi những khoản kinh phí lớn cho quảng cáo và marketing, như việc họ nâng giá trong năm 2008 và mong đợi tiếp tục đạt được mức tăng trưởng tương đối khá. Nhưng vào cuối năm nay, những đối thủ tư nhân sẽ khởi động chiến lược xâm lược của họ.
Năm 2009 sẽ là năm người tiêu dùng quyết định dứt khoát hơn và chấp nhận rời bỏ những thương hiệu ưa thích sang các thương hiệu phổ thông giá rẻ hơn? Điều này là chắc chắn có thể xảy ra, đặc biệt là khi tình trang suy thoái kinh tế tiếp tục kéo dài.
Những sản phẩm đóng gói nổi tiếng có thể thuyết phục khách hàng của mình rằng giá không đổi nhưng sản phẩm vẫn đạt chất lượng? Có thể thôi, mặc dù những thương hiệu tư nhân vẫn chưa cùng nhau ngồi lại và đưa ra một tiếng nói chung.
Về ngắn hạn, năm 2009 sẽ là một bài kiểm tra sức khoẻ cho thương hiệu. Trang web The Big Money đã sẳn sàng công bố “Mặt trái của những huyền thoại thương hiệu vĩ đại” và có thể nói, chỉ riêng cái tên cũng khiến tác phẩm này đáng tiền: “Các bạn có nghĩ rằng Microsoft sẽ bán ít số ấn bản Office hơn nếu như họ đôi tên trong tương lai?” – tác giả Mark Gimein viết. Và trước đây cũng đã có rất nhiều người đăt ra giả thiết như ông.
Trong năm 2004, với chủ đề Wired, James Surowiecki cho rằng “Tính minh bạch của Web sẽ giúp ngừơi tiêu dùng nhìn thấu thương hiệu”. Mặc dù, nhận định trên có vẻ hợp lý, nhưng nó vẫn chưa hoàn toàn thuyết phục. Có ai thực sự nghĩ rằng, doanh số ấn bản Office sẽ không bị tác động bởi việc Microsoft thay đổi thương hiệu? Và chúng ta có thể thấy, thương hiệu mới là cái đáng giá nhất. Và năm nay sẽ là cơ hội cho chúng ta minh chứng điều này.
Ngành xe hơi: Một năm không mấy khởi sắc với sự trợ giúp của chính quyền liên bang.
Cả những công ty xe hơi trong và ngoài lãnh thổ nước Mỹ đều cắt giảm các khoản kinh phí tiêu tốn cho năm nay khi dây chuyền sản xuất phải tạm dừng hoạt động và sự tuột dốc về doanh số, chỉ có một chính sách tài chính triệt để hơn mới có thể cứu vãn được tình thế.
Anthony Crupi, Mediaweek
Mặc dù gần như mọi công dân Mỹ đều tin tưởng một cách thừa nhận rằng ngành Ôtô năm 2008 tụt giảm thậm tệ nhưng họ vẫn tin rằng con đường phía trước dành cho ngành công nghiệp xe hơi khổng lồ của Mỹ vẫn còn thênh thang.
Nếu nhìn một khía cạnh khác của khủng hoàng kinh tế thì, những tập đoàn xe hơi lớn như General Motor và Chrysler đến ngày 31/3 vẫn thể hiện một khả năng sinh tồn mạnh mẽ cho thời gian dài đầy chông gai phía trước, và công việc của họ chủ yếu xoay quanh việc nhượng bộ cho các nhà cung ứng, chủ nợ, và Liên hiệp công nhân ngành ôtô.
Những quan điểm từ các cuộc thương thuyết, phương án đổi nợ lấy tài sản có lẽ sẽ không thõa mãn hết được cả đôi bên, công ty Detroit buộc phải chấm dựt sự tuột dốc về doanh số trong 26 năm qua, tại thời điềm mà các nhà trung gian không thể kéo dài tình trạng nợ nần.
Khi cuộc chiến giữa 3 bên vẫn chưa ngã ngũ thì hệ thống sản xuất đã phải ngừng hoạt động và điều này gây nên hội chứng ngộp dây chuyền đối với các hoạt động marketing. Ngay cả Ford, cho dù sẽ nhận được một phần trong khoản hỗ trợ cho ngành ôtô của liên bang trị giá 17.4 tỷ USD thì họ vẫn cắt giảm các khoản ngân sách quảng cáo đến 10% trong năm tới.
Và GM là nhà sản xuất ôtô chủ nhà còn sót lại thì họ vẫn tăng khoản chi phí quảng cáo trong năm 2008 từ thàng 2 đến tháng 9 và nâng chi phí truyền thông lên 15.7% trị giá 1.58 tỷ USD cho TNS – công ty quảng cáo lớn thứ 3 quốc gia-để tiếp tục đến với các hình thức tài trợ cho giải bóng bầu dục nhà nghề Super Bowl và Academy Awards.
Một phần của kế hoạch khôi phục GM và các nhà sản xuất ôtô là sẽ cắt 600 triệu USD cho quảng cáo từ nay đến năm 2012. Đây quả là một cú cắt giảm mạnh tay và GM sẽ tiếp tục làm tráng kiện sức mạnh marketing của mình trong các hoạt động quảng bá như cho dòng xe Chevrolet Equinox 2010, sẽ xuất hiện tại các showroom mùa hè năm nay.
Không may là các khoản kinh phí truyền thông lại lệ thuộc vào thị trường ôtô tốc độ cao, không có vẻ gì là sẽ khởi sắc theo quan điềm của các đại gia xe hơi. Vào cuối thàng 12 năm ngoài, lợi nhuận cả năm của Honda giảm khoảng 62% khi khủng hoảng toàn cầu và việc mất lòng tin người tiêu dùng lên cao. Trong khi đó, Toyota cũng cảnh báo đây sẽ là thất bại lịch sử đầu tiên của họ
Giới quan sát thì lại hi vọng các chình sách mới của ông Obama sẽ thiên vị hơn cho Detroit. “Các khoản nợ dai dẳng sẽ không còn có thể chờ đợi Detroit sống còn vượt qua cơn nguy khó 2009”, nhà phân tích George Magliano của HIS Global Insight cho biết, và ông cũng khuyên rằng chỉ có một khối lượng tiền khổng lồ mới cứu được, bằng không thì sẽ chẳng còn sự lựa chọn nào ngoài phá sản.
Về lao động, theo trung tâm nghiên cứu về Ôtô thì chỉ có sự nhất trí từ ba bên: nhà sản xuất – chủ nợ – chính phủ, mới có thể giúp công nhân tiếp tục làm việc, bằng không thì 2.95 triệu việc làm sẽ biến mất. Số tiền 17.4 tỷ USD dường như chẳng thấm thía vào đâu, có chăng là vào tháng 3 tới, chính sách và Quốc hội sẽ sẵn lòng giúp sức hơn.
Theo Brandweek