Đừng bao giờ cố gắng tìm ra những câu trả lời mà không thể có ngay bây giờ. Tốt hơn hết là hãy yêu thích những câu hỏi. Có lẽ, một ngày nào đó trong tương lai, bạn sẽ dần dần tự tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi đó mà không cần phải chú ý đến chúng.
Mặc dù đó chỉ là những lời khuyên của học giả R.M. Rilke trong cuốn “Những bức thư cho một nhà thơ trẻ” được xuất bản năm 1903 nhưng theo nhiều chuyên gia, nó có thể trở thành những “điểm tựa”, cơ sở cho sự thành công của mỗi doanh nghiệp, mỗi nhà lãnh đạo.
Một thực tế phải thừa nhận là không ít những cuộc họp, hội nghị, hội thảo của các cơ quan hay doanh nghiệp luôn không đạt được kết quả tốt như mong muốn và kế hoạch đề ra.
Trong một bài viết trên trang web www.fastcompany.com, tác giả Doug Sundheim viết: “Trong vòng 6 năm, một trong số những khách hàng của tôi đã tổ chức các cuộc họp hàng quý để thảo luận về việc thực hiện chiến lược và khoảng 1 năm trước đây, họ đã đề nghị tôi giúp họ làm cho các cuộc họp đó trở nên hiệu quả hơn.
Một trong những thay đổi căn bản mà chúng tôi đưa ra là đặt các câu hỏi vào vị trí trọng tâm của cuộc họp. Mỗi cuộc họp sẽ được làm nóng lên bởi 4 câu hỏi chính: Cái gì đang hoạt động có hiệu quả, cái gì đang hoạt động kém hiệu quả, cái gì có thể làm tốt hơn và làm thế nào để làm việc đó tốt hơn?
Tuần trước, khách hàng đó đã phản ánh lại rằng, đó chỉ là một sự thay đổi nhỏ nhưng chính sự thay đổi nhỏ đó đã đem lại một chuyển biến vô cùng lớn trong cách suy nghĩ về các vấn đề trong các cuộc họp. Họ nói rằng họ đã trở nên sáng tạo và biết tìm tòi hơn trước rất nhiều.”
Chính các câu hỏi chứ không phải các câu trả lời là cơ sở cho sự thành công. Những người quan trọng hóa các câu trả lời nghĩ đây đã là cách giải quyết vấn đề, tuy nhiên những người yêu thích các câu hỏi lại hỏi lại rằng liệu còn có cách giải quyết nào tốt hơn không. Các câu hỏi buộc bạn phải tìm tòi, mở rộng vấn đề, học hỏi, phát triển tư duy và trở nên sáng tạo.
Trên thực tế, những câu trả lời thường khiến trí não mỗi người bước vào trạng thái ngủ yên bởi cảm giác thỏa mãn về công việc từ câu trả lời ấy. Bạn sẽ trở nên lười biếng khi bạn nghĩ rằng bạn đã tìm ra câu trả lời. Thực ra bạn chưa tìm ra câu trả lời đâu. Và bạn sẽ không bao giờ làm được điều đó vì mọi cái luôn luôn thay đổi. Để luôn năng động và thức thời, hãy luôn giữ những câu hỏi trong suy nghĩ của bạn.
Một số lời khuyên được các học giả và chuyên gia kinh tế tổng kết lại có thể coi là công cụ tham khảo khá hiệu quả đối với công việc:
Đặt các câu hỏi ở vị trí trọng tâm của cuộc họp
Xây dựng các cơ chế để định hướng việc đặt câu hỏi.
Tận dụng thời gian để thúc đẩy một cuộc thảo luận xung quanh những câu hỏi quan trọng hơn.
Hãy cảnh giác với những người đưa ra những “báo cáo” trực tiếp về bất kỳ vấn đề gì – họ thường có câu trả lời trước khi có câu hỏi.
Đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẽ kết thúc các cuộc họp với những hành động cụ thể và nhiệm vụ được giao một cách cụ thể.
Chỉ tiến hành cuộc họp tiếp sau một khi các câu hỏi đã sẵn sàng.
Theo Đừng bao giờ cố gắng tìm ra những câu trả lời mà không thể có ngay bây giờ. Tốt hơn hết là hãy yêu thích những câu hỏi. Có lẽ, một ngày nào đó trong tương lai, bạn sẽ dần dần tự tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi đó mà không cần phải chú ý đến chúng.
Mặc dù đó chỉ là những lời khuyên của học giả R.M. Rilke trong cuốn “Những bức thư cho một nhà thơ trẻ” được xuất bản năm 1903 nhưng theo nhiều chuyên gia, nó có thể trở thành những “điểm tựa”, cơ sở cho sự thành công của mỗi doanh nghiệp, mỗi nhà lãnh đạo.
Một thực tế phải thừa nhận là không ít những cuộc họp, hội nghị, hội thảo của các cơ quan hay doanh nghiệp luôn không đạt được kết quả tốt như mong muốn và kế hoạch đề ra.
Trong một bài viết trên trang web www.fastcompany.com, tác giả Doug Sundheim viết: “Trong vòng 6 năm, một trong số những khách hàng của tôi đã tổ chức các cuộc họp hàng quý để thảo luận về việc thực hiện chiến lược và khoảng 1 năm trước đây, họ đã đề nghị tôi giúp họ làm cho các cuộc họp đó trở nên hiệu quả hơn.
Một trong những thay đổi căn bản mà chúng tôi đưa ra là đặt các câu hỏi vào vị trí trọng tâm của cuộc họp. Mỗi cuộc họp sẽ được làm nóng lên bởi 4 câu hỏi chính: Cái gì đang hoạt động có hiệu quả, cái gì đang hoạt động kém hiệu quả, cái gì có thể làm tốt hơn và làm thế nào để làm việc đó tốt hơn?
Tuần trước, khách hàng đó đã phản ánh lại rằng, đó chỉ là một sự thay đổi nhỏ nhưng chính sự thay đổi nhỏ đó đã đem lại một chuyển biến vô cùng lớn trong cách suy nghĩ về các vấn đề trong các cuộc họp. Họ nói rằng họ đã trở nên sáng tạo và biết tìm tòi hơn trước rất nhiều.”
Chính các câu hỏi chứ không phải các câu trả lời là cơ sở cho sự thành công. Những người quan trọng hóa các câu trả lời nghĩ đây đã là cách giải quyết vấn đề, tuy nhiên những người yêu thích các câu hỏi lại hỏi lại rằng liệu còn có cách giải quyết nào tốt hơn không. Các câu hỏi buộc bạn phải tìm tòi, mở rộng vấn đề, học hỏi, phát triển tư duy và trở nên sáng tạo.
Trên thực tế, những câu trả lời thường khiến trí não mỗi người bước vào trạng thái ngủ yên bởi cảm giác thỏa mãn về công việc từ câu trả lời ấy. Bạn sẽ trở nên lười biếng khi bạn nghĩ rằng bạn đã tìm ra câu trả lời. Thực ra bạn chưa tìm ra câu trả lời đâu. Và bạn sẽ không bao giờ làm được điều đó vì mọi cái luôn luôn thay đổi. Để luôn năng động và thức thời, hãy luôn giữ những câu hỏi trong suy nghĩ của bạn.
Một số lời khuyên được các học giả và chuyên gia kinh tế tổng kết lại có thể coi là công cụ tham khảo khá hiệu quả đối với công việc:
- Đặt các câu hỏi ở vị trí trọng tâm của cuộc họp
- Xây dựng các cơ chế để định hướng việc đặt câu hỏi.
- Tận dụng thời gian để thúc đẩy một cuộc thảo luận xung quanh những câu hỏi quan trọng hơn.
- Hãy cảnh giác với những người đưa ra những “báo cáo” trực tiếp về bất kỳ vấn đề gì – họ thường có câu trả lời trước khi có câu hỏi.
- Đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẽ kết thúc các cuộc họp với những hành động cụ thể và nhiệm vụ được giao một cách cụ thể.
- Chỉ tiến hành cuộc họp tiếp sau một khi các câu hỏi đã sẵn sàng.
Theo TBKTVN