Giới truyền thông giữa một vị trí quan trong trong xã hội hiện đại. Chúng có hoạt động hầu như rộng trên khắp các lĩnh vực và là một trong những hoạt động trung tâm trong đời sống xã hội. Đó là những phương tiện truyền tin và phản ánh các sự kiện rất hiệu quả và luôn mang danh nghĩa là đại diện cho công chúng. Vì thế, quan hệ tốt với giới truyền thông là một trong những chiến lược quan trọng cũa doanh nghiệp.
Lý do giới truyền thông cần các tổ chức doanh nghiệp
Vì họ cần thông tin để đăng tải. Từ các tổ chức, doanh nghiệp, thường có nhiều tin nóng bỏng, thu hút. Ngòai ra, theo lẽ tự nhiên, các tổ chức, doanh nghiệp, thường “dị ứng” với giới truyền thông.
Lý do các tổ chức doanh nghiệp cần giới truyền thông
Tổ chức, doanh nghiệp nhờ cơ quan truyền thông giúp đăng thông tin, hình ảnh. Đôi khi họ giúp ta làm nhẹ cái chưa tốt. Ngòai ra, họ có thể hỗ trợ chúng ta khai thác thông tin khác.
Mức độ sòng phẳng trong quan hệ
Không thể nói mối quan hệ này không có tí gì sòng phẳng, vì thật ra cả hai đều là những tổ chức trong xã hội và cả hai đều cần nhau. Tuy nhiên, khi chúng ta chưa thật tốt thì mối quan hệ này có vẻ không sòng phẳng, vì khi đó thế tâm lý giao tiếp không cân giữa hai bên. Hơn nữa, họ có sẵn công cụ khi cần thiết và sức lan truyền của họ mạnh, nhanh hơn. Ngòai ra, hình ảnh của tổ chức, doanh nghiệp quan trọng hơn uy tín của một vài cá nhân phóng viên (nếu họ có già sai sót).
Giao tiếp với giới truyền thông
- Cẩn thận trước những lời nói;
- Đừng cãi nhau với họ;
- Hoãn trả lời khi không biết;
- Trả lời theo quan điểm công chúng.
Thiết lập quan hệ
- Thiết lập các mục tiêu quan hệ;
- Lựa chọn loại hình báo chí (chính, phụ);
- Tranh thủ các cơ hội đưa tin;
- Lựa chọn người, phân công nhiệm vụ;
- Lập hồ sơ các phóng viên, cập nhật;
- Lập kế hoạch hành động;
- Triển khai thực hiện;
- Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh sai sót.
Nhờ đăng tải thông tin
- Tranh thủ thời điểm đăng tin;
- Xin đặt vị trí tốt (nếu được);
- Khéo léo, đừng để bị hiểu là có ý đồ quảng cáo.
Cách ứng xử trước phản ứng của dư luận qua các phương tiện truyền thông
- Đừng lặp lại những thiếu sót;
- Giải thích nhưng đừng cố ngụy biện, kể sự thật nhưng cần khéo léo để nghe dễ thông cảm;
- Cố làm “nguội” tạm thời các sự kiện nóng.