2. Định nghĩa nghiên cứu thị trường:Nghiên cứu thị trường bao gồm tất cả các phương pháp nhằm đánh giá xem những thị trường ngoài nước nào mang nhiều tiềm năng nhất cho các sản phẩm của doanh nghiệp.
Có thể định nghĩa đơn giản về nghiên cứu thị trường như sau:
“Nghiên cứu thị trường là sự thu thập và phân tích các dữ liệu về thị trường con người, các hạn chế, kênh phân phối và đối tượng tham gia nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các quyết định marketing xuất khẩu”.
Có một số lầm tưởng sau đây khiến các doanh nghiệp quay lưng lại với công tác nghiên cứu thị trường:
Thứ nhất: “Nghiên cứu là việc của đội ngũ trí thức và hàn lâm”
Có sự hiểu lầm này là một phần do một số nhà nghiên cứu đã sử dụng những khái niệm và thuật ngữ phức tạp chuyên nghành. Tuy nhiên, những người làm nghiên cứu giỏi đều ý thức rõ rằng mọi người đều có thể dễ dàng thiết kế và thực hiện nghiên cứu thị trường.
Thứ hai: “Phía đối tác sẽ tiến hành mọi nghiên cứu cần thiết”
Một số nhà xuất khẩu tin rằng họ đã có đủ thông tin qua đối tác thương mạicủa mình hoặc trông chờ phía đối tác tiến hành nghiên cứu trước. Ngoài ra, một số nhà xuất khẩu coi thông tin thị trường là một sản phẩm phụ của hệ thống kế toán. Nhưng vấn đề là các đối tác thương mại thường thiếu sự đánh giá khái quát, khách quan về thị trường và sự phát triển kênh phân phối trên đất nước của họ.
Thứ ba: “Nghiên cứu thị trường quá tốn kém”
Nghiên cứu thị trường không nhất thiết là phải tiến hành khảo sát, phỏng vấn thật nhiều người và thực hiện các phân tích phức tạp trên máy tính vốn rất tốn kém, nhất là khi thâm nhập vào các nước EU khác nhau, mà có thể sử dụng nhiều kỹ thuận ít tốn kém (ví dụ như kỹ thuật nghiên cứu tại văn phòng hoặc tìm kiếm trên mạng internet).
Thứ tư: “Sợ mất khả năng kiểm soát khi thông tin quá nhiều”
Một số nhà xuất khẩu đã quá bận rộn và e ngại không theo dõi được vấn đề khi phải xem xét toàn bộ thông tin và làm việc với các chuyên gia nghiên cứu. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu được thảo luận trong cuốn sách này yêu cầu một tố chất bình thường và một sự cam kết về thời gian.
Nghiên cứu Hành vi Người tiêu dùng
Nghiên cứu đặc trưng nhân khẩu người tiêu dùng là thu thập những đặc trưng nhân khẩu của người tiêu dùng như tuổi tác, giới tính, trình độ văn hóa, nghề ngiệp, thu nhập, tình trạng hôn nhân, quy mô gia đình, nơi cư trú… Qua đó để tìm hiểu mối quan hệ giữa chúng với động cơ, thị hiếu, thái độ và đặc điểm tiêu dùng của họ.
Chủ yếu tiến hành nghiên cứu và phân tích động cơ, thói quen, thị hiếu, tần suất, thời gian, địa điểm mua sắm, mức chi tiêu trong gia đình, cách thức và những tác động đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Nghiên cứu phải nắm được 08 thông tin sau đây:
-Ai mua?
– Mua cái gì?
– Vì sao mua?
– Mua ở đâu?
– Mua khi nào?
– Mua bao nhiêu?
– Quyết định mua như thế nào?
– Thông tin lấy từ kênh nào?
Đồng thời cũng cần phải tìm hiểu những thông tin liên quan đến tâm lý và quan điểm tiêu dùng của khách hàng.