Thế nào là doanh nghiệp vừa và nhỏ? Thế nào là doanh nghiệp vừ và nhỏ. Thật ra, tiêu chuẩn này rất khó rành mạch. Các tiêu chuẩn về doanh nghiệp có thể được thay đổi tùy theo ở các quốc gia và từng thời điểm khác nhau. Ví dụ như ở Pháp thì có khoảng 300-500 người; ở Nhật thì tùy ngành nghề, ví dụ như ngành mỏ, chế tạo, xây dựng thì tối đa 300 người và 100 triệu yên, ngành bán buôn thì tối đa 100 người và 30 triệu yên, còn ngành bán lẻ, dịch vụ thì tối đa 50 người và 10 triệu yên. Riêng ở Việt Nam thì khoảng 200- 500 người.
Năm họat động chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ
– Hậu cần nội vi: Gồm các họat động, như: bốc xếp, lưu kho, kiểm tra hàng tồn kho, lập chương trình vận chuyển từ nhà cung cấp tới doanh nghiệp.
– Sản xuất: Gồm các họat động, như: chế biến từ nguyên vật liệu thành sản phẩm, bán thành phẩm, vận hành và bảo trì thiết bị, lắp ráp,…
– Hậu cần ngọai vi: Gồm các họat động, như: tập hợp, dự trữ, đưa sản phẩm đến nơi tiêu thụ.
– Thương phẩm hóa: Gồm các họat động, như: xử lý đơn đặt hàng, lựa chọn kênh phân phối, xúc tiến bán hàng,…
– Dịch vụ khách hàng: Gồm các họat động, như: dịch vụ tiền mại và dịch vụ hậu mại .
Bốn họat động phụ doanh nghiệp vừa và nhỏ
-Tiếp liệu
– Phát triển công nghệ
– Quản trị nguồn nhân lực
– Tổ chức bộ máy doanh nghiệp
Chức năng Quản trị sản xuất – dịch vụ
– Quản trị sản xuất – dịch vụ là tiến hành biến đổi nguyên liệu thô thành hàng hóa hay dịch vụ thông qua sử dụng nguồn nhân lực, nguyên liệu và máy móc.
– Đầu vào của hệ thống sản xuất:
- Hoạch định sản phẩm: đánh giá, thiết kế và phát triển sản phẩm
- Quản trị nguồn nguyên liệu: quản lý tất cả mọi khâu trong việc mua hàng, cung ứng, kiểm soát, vận chuyển hàng hóa và kiểm soát chi phí tồn kho
- Lao động: kiến thực, kỹ năng, tình trạng sức khỏa, và kiểu mẫu hành vi.
- Vốn: đạt mức hợp lý với loại hình và qui mô kinh doanh
- Quản trị: sự phối hợp các thành phần trên vào sản xuất.
- Quá trình chế biến:
- Địa điểm nhà máy, bố trí nhà máy
- Quản trị nguồn nguyên liệu (vận chuyễn, đóng gói, tồn trữ,…)
- Bảo trì (nhà xưởng, kiến trúc, máy móc, thiết bị)
- Hoạch định lịch trình sản xuất,
- Kiểm tra sản xuất.
– Đầu ra của hệ thống sản xuất:
- Kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ
- Kiểm soát chi phí