10 giải pháp hữu hiệu cho năm mới



Học cách quản lý, thúc đẩy và khích lệ nhân viên như thế nào để đạt được những thành công trong kinh doanh trong năm mới? Với vai trò của một chủ doanh nghiệp, trách nhiệm đối với thành công của công ty đè nặng trên đôi vai bạn, nhưng gánh nặng này không chỉ thuộc về riêng bạn. Bạn đã thuê những nhân viên có chuyên môn cao. Họ là tài sản thiết yếu nhất của bạn và là nền tảng mang lại lợi nhuận và sự sống còn của công ty. Bạn cần tận dụng sự giúp đỡ, khả năng của họ để đạt được những thành công.

Do đó, một trong những câu hỏi chính để tự hỏi bản thân, đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế trầm trọng như hiện nay, đó là: “Tôi có thể tận dụng tối đa sự đóng góp của nhân viên như thế nào để đạt được những mục tiêu mà công ty đặt ra?” 

Bên cạnh việc đảm nhiệm việc báo cáo, đánh giá theo chu kỳ nửa năm hoặc hàng năm về sự tiến bộ và thực thi công việc của nhân viên, bạn còn phải gặp gỡ trực tiếp và khuyến khích họ thảo luận những giải pháp tiếp theo cho năm mới. Mục đích của tiến trình này nhằm khích lệ nhân viên suy ngẫm về việc tiến hành công việc của họ và tìm ra những phương hướng sao cho bản thân họ đóng góp nhiều nhất có thể vào sự thành công của doanh nghiệp. Và tất nhiên, sự thành công của doanh nghiệp cũng chính là sự thành công của họ. 

Dưới đây là 10 giải pháp cho năm mới, những chủ đề thảo luận, những gợi ý bạn có thể dành cho nhân viên để hướng dẫn họ đạt mức năng suất làm việc cao hơn.

1. Làm việc nhanh trí

Liệu bạn có thể phân biệt 3 việc bạn sẽ làm để công việc hiện tại có năng suất và hiệu quả hơn? Ví như nhân viên của bạn dành quá nhiều thời gian cho những email, cho việc trả lời điện thoại? Liệu điều này có thường xuyên làm công việc của họ bị gián đoạn? Đôi khi tính kém hiệu quả của những việc làm trên lại không thực sự rõ ràng. Tuy nhiên, nếu họ có thệ nhận dạng chúng một cách cụ thể, thì sau đó những việc vô bổ này có thể bị xoá sổ và nhân viên của bạn sẽ làm việc năng suất hơn. Và tất nhiên điều này cũng có thể làm gia tăng sự hài lòng trong công việc.

2. Tăng cường mạng lưới làm việc trong và ngoài công ty

Bạn có thể khuyến khích nhân viên của mình mở rộng các mối quan hệ? Bạn có thể gặp gỡ nhiều người hơn, nhưng đừng dừng lại chỉ nói lời chào với họ, mà hãy tìm hiểu xem họ đang làm gì, làm như thế nào, đâu là những kỹ năng cần thiết họ sử dụng nhằm tạo ra năng suất? Hãy tự hỏi bản thân bạn liệu bạn có thể tương tác với họ và cùng nhau hưởng lợi từ các công việc cùng làm hay không? Tại sao lại không thêm địa chỉ của họ vào danh sách liên lạc của bạn nhỉ để khi bạn cần thiết lập một mối quan hệ, khi bạn cần tham khảo hay hợp tác thì đây chính là nguồn dự trữ đích thực cần thiết của bạn. 

3. Tìm ra 3 việc có thể làm cho bản thân trở thành người không ai có thể thay thế

Tại sao công ty lại tiếp tục giữ bạn lại làm việc? Tại sao bạn lại làm tốt công việc mà bạn đang nắm giữ? Liệu công ty của bạn có biết điều này? Còn điều gì khác nữa công ty nên biết về bạn? Trong thời gian ngừng sản xuất hoặc kết thúc công việc, tại sao công ty nên giữ bạn ở lại trong khi sa thải những người khác? Nếu bạn không thể trả lời những câu hỏi trên trong những khoảng thời gian kinh tế khó khăn, thì tên của bạn có thể nằm trong “danh sách đen” phải rời khỏi công ty.

4. Tìm cách “sống hoà thuận” cùng ông chủ và đồng nghiệp

Việc quản lý ngày càng chặt chẽ. Nếu ông chủ không quản lý bạn theo cách bạn mong muốn, hãy tìm ra những phương hướng tích cực, hay hơn để thay đổi tình hình này. Tại sao bạn lại không chia sẻ quan điểm của bạn với ông hay bà chủ đó nhỉ? Bạn có cần nhiều hơn hay ít đi một đường lối chỉ đạo, sự giám sát, tự do, trách nhiệm hay quyền lực? Đồng nghiệp có thể sẽ làm nhiều hơn hay ít đi hoặc làm theo cách khác nhau để tạp ra một môi trường làm việc tích cực hơn nhằm đáp ứng được những mục tiêu đề ra của công ty? Hãy bày tỏ ý kiến của mình và đảm bảo điều bạn nói ra thì sẽ có người nghe. 

5. Tham gia ít nhất một tổ chức mang tính tầm rộng toàn công ty

Những người bên ngoài nhóm hay phòng ban bạn làm việc liệu có biết khả năng, mối quan tâm hay chuyên môn của bạn? Bạn có biết điều gì sẽ xảy ra trong những lĩnh vực khác của công ty? Bạn có biết những cơ hội và thử thách mà những người khác trong công ty phải đối mặt? Chỉ có bằng cách tham gia vào tổ chức tầm rộng trong công ty, bạn không chỉ có được cái nhìn tổng thể bao quát hơn về các vấn đề, mục tiêu, mà bạn còn có cơ hội thử thách với chính chuyên môn, khả năng, tầm hiểu biết của mình và tăng ảnh hưởng của chính bạn với tổ chức của công ty.

6. Tham gia một tổ chức chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực của bạn

Cuộc sống và công việc sẽ phát triển và giúp chính bản thân bạn trưởng thành. Gần đây nhất bạn đã làm được gì cho bản thân? Bạn đã gặp những đồng nghiệp cùng tư tưởng, người có thể chia sẻ một số những ước mơ, hoài bão và mục tiêu của bạn chưa? Đừng bỏ lữ cơ hội quan trọng này để học hỏi nhiều hơn, trau dồi chuyên môn trong khi tăng cường cả bề rộng và chiều sâu mạng lưới làm việc của bạn. 

7. Làm một chuyên đề nghiên cứu tự cải thiện công việc

Có rất nhiều kỹ thuật, công cụ và quan niệm cho rằng bạn cần biết cách luôn luôn làm cho bản thân trở thành một nhân viên quan trọng hơn nữa và không ai có thể thay thế. Bạn được khích lệ tự thân vận động tư duy và đạt được những triển vọng trong công việc và tương lai khi nào? Một chuyên đề nghiên cứu có thể trở thành tác nhân kích thích tốt mà bạn đang cần để tái năng lượng cho bản thân và tăng thêm sự hài lòng trong công việc. 

8. Phát triển 4 mục tiêu để giúp bản thân trưởng thành và phát triển thành một nhân viên có xu hướng đạt nhiều thành tích hơn.

Sự trì trệ trong công việc chính là “nụ hôn của thần chết” trong nền kinh tế tập đoàn hiện nay, khi tình trạng ngừng sản xuất và giảm cấp xảy ra hàng ngày. Vậy nên, hãy suy nghĩ thận trọng về những điều bạn sẽ làm để trở thành nhân viên có xu hướng đạt được nhiều thành tích hơn, ngoài việc thực hiện một chuyên đề nghiên cứu, thảo luận hoặc gia nhập nhóm làm việc chuyên nghiệp. Bạn có muốn đảm đương nhiều trách nhiệm hơn trong công việc? Tổ chức hoặc lãnh đạo một nhóm người có nhiệm vụ đặc biệt? Hãy cân nhắc và cải thiện sản phẩm, chính sách hay tiến trình sản xuất? Hãy tạo ra những điều mới hàng tháng kèm theo những cuộc họp trao đổi với sếp của bạn. 

9. Đánh giá sự đóng góp của bản thân với doanh nghiệp

Liệt kê 3 điểm mạnh và 3 điểm còn hạn chế nằm trong sự tiến bộ tổng thể của bạn. Hãy đưa ra các cách khác nhau để cải thiện cả 6 điểm yếu mạnh trên, trong đó bao gồm những việc bạn cần làm xuất phát từ yêu cầu của người giám sát hay người quản lý nhằm giúp bạn tiến đến con đường thành công. 

10. Cố gắng cải thiện mối quan hệ của bạn ít nhất với một người mà bạn khó có thể thân thiện.

Hãy nghĩ ra một ý tưởng nào đó, gặp mặt anh hay cô ta, cùng nhau thảo luận những vấn đề một cách công khai và khôn khéo. Hãy nhớ rằng mục tiêu của bạn trong vai trò một nhân viên là đạt được hiểu quả công việc tốt nhất dựa trên khả năng của bản thân, hiệp trợ cho đồng nghiệp và tăng năng suất, hiệu quả công việc cho công ty. Một cản trở dễ thấy với những nhiệm vụ này chính là các mối quan hệ khó giải quyết  giữa đồng nghiệp hay với ông chủ. Bạn có thể làm thế nào để thu hẹp tối đa những cản trở trên và tiến đến thành công? 

Davi G. Javitch

Về tác giả: Tiến sĩ Davi G. avitch, tác giả bài viết này là người phụ trách chuyên trang “Quản lý nhân viên” của Entrepreneur, chuyên gia tâm lý về tổ chức, chủ tịch của Javitch Associates – một công ty tư vấn về tổ chức tại Newton, Massachusetts. Với trên 20 năm kinh nghiệm làm điều hành trong nhiều ngành nghề, ông hiện là tác giả được công nhận trên toàn thế giới, nhà thuyết minh chủ đạo, người tư vấn các vấn đề lãnh đạo và quản lý then chốt