Bảy nhân tố làm thế giới phẳng



Đọc thế giới phẳng của Thomas L.Fried man và đọc bài viết “Tại sao thế giới lại phẳng“, tôi rất cảm ơn GS Nguyễn Lân Dũng đã tóm lược quyển sách với 10 nhân tố làm phẳng thế giới, nhưng theo tôi (cảm nhận chủ quan) chỉ có 7 nhân tố chính đó là: 

1) Ranh giới của các quốc gia đang mờ dần: Ta thấy rằng mỗi quốc gia thường là một thành viên của một hay nhiều tổ chức khác nhau WTO, ASEAN, APEC, WHO… không phân biệt biên giới và lãnh thổ hoạt động, nó chi phối các điều lệ và luật lệ của các bên tham gia thành luật chơi chung, do đó những rào cản về điạ chính trị ngày càng mất đi tác dụng,

2) Công nghệ thông tin xoá mờ đi khoảng cách: Chúng ta sống ở kỷ nguyên bùng nổ về công nghệ thông tin, sự tăng tốc của các phần mềm xử lý thông tin, trang web là kho dữ liệu bất tận, là nguồn trí thức của nhân loại được mở đến vô cùng, kỹ nghệ truyền thông như cáp quang, vệ tính giúp chúng ta trong tức thời có thể trò chuyện trao đổi thông tin với người cách chúng ta nửa vòng trái đất.

3) Sản phẩm được tiêu chuẩn hoá: Chúng ta nhận thấy rằng các hệ thống tiêu chuẩn ngày càng có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy quá trình giao thương, Hệ thống quản lý chất lượng như ISO, TQM, 5S… và tiêu chuẩn cho từng ngành hàng cho từng loại sản phẩm được thống nhất theo những quy định chặc chẽ với những thông số, tính năng, ký mã hiệu và công dụng ngày càng được được xem là tiêu chuẩn bắt buộc cho các bên khi tham gia vào thị trường quốc tế.

4) Công việc được chia nhỏ: Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng trước đây một tổ chức hay cá nhân hoàn thành côngviệc mình thường từ đầu đến cuối, ngày nay công việc được chia ra ngày càng nhỏ đi và có tính chuyên biệt hơn, sâu hơn, chi tiết hơn, mỗi người tham gia quá trình sản xuất là tham gia hệ thống nó được tiêu chuẩn hoá từng công việc khác nhau và được thiết kế thành Mô-đun, và có xu hướng ngày càng nhỏ đi , ngắn gọn hơn chuyên biệt hớn, sản phẩm ngày nay thường là của nhiều người cùng đóng góp. 

5) Thuê bên ngoài làm (outsourcing): Mỗi quốc gia có lợi thế riêng về tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động, kỹ năng quản lý và trình độ khoa học kỹ thuật. Chia nhỏ công việc và phân công công việc cho mỗi quốc gia khác nhau nhằm khai thác lợi thế tuyệt đối, và tương đối cuả quốc gia đó nhằm tìm kiếm lợi nhuận là một xu hướng khá phổ biến, nhằm chuyên môn hoá trong từng lĩnh vực ngành nghề và khai thác lợi thế theo quy mô cuả sản phẩm (economics of scale) hạ thấp giá thành sản phẩm.

6) Chuyển dịch của dòng sản phẩm,công nghệ, thiết bị, tài chính: Các nước trên thế giới được chia thành các nước đã phát triển như: Mỹ, Nhật, Pháp, Đức, Anh…. , các nước đang phát triển như: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo… và các nước kém phát triển như: Việt Nam, các nước châu phi…ta thấy có dòng chuyển dịch về công nghệ, trang thiết bị, tài chính. Như ta đã biết sản phẩm có dòng đời từ nghiên cứu phát triển, tung ra thị trường, bão hoà và suy thoái. Bắt đầu từ các nước phát triển sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất, tung ra thị trương chính quốc đến gia đoạn bão hoà và suy thoái nó được chuyển dịch dần đến các nước đang phát triển và khi ở các nước đang phát triển cũng đi đến giai đoạn bão hoà thì nó lại chuyển dịch dần đến các nước kém phát triển, các nước kém phát triển sau khi tiếp nhận công nghệ gíá rẻ của dòng công nghệ nầy tiến hành sản xuất đại trà với chi phí thấp, số lượng nhiều sẽ có khả năng phụ vụ đại đa số dân chúng ở các nước kém phát triển và chuyển dịch ngược sản phẩm nầy đến các nước đang phát triển và đã phát triển, còn các nước đã phát triển thì tiếp tục nghiên cứu sản phẩm, công nghệ mới và tiếp tục dòng chảy cho sản hẩm, công nghệ mới do vậy thế giới ngày càng phong phú về sản phẩm và gía cả ngày càng thấp hơn.

7) Tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu (suply chains): Nhìn vào bức tranh toàn cầu ta thấy một dòng chảy sản phẩm từ nhà máy, cơ sở sản xuất như những mạch nước nhỏ (phương tiện chuyên chở nhỏ) tập hợp thành con suối ( phương tiện vận tải lớn hơn, điểm giao nhận) và nhiều con suối tập hợp thành dòng sông (các tổng kho, các phương tiện vận tải lớn hơn) và từ đây có dòng chảy ngược lại đến các tổng đại lý, điểm bán hàng và cuối cùng là đến tay người tiêu dùng. Quan sát chúng ta thấy dòng chảy không ngừng và bất tận.

Điều nào làm cho dòng chảy này hiệu quả nhất? đó là việc tham gia vào chuỗi cung ứng, mỗi vị trí có một vai trò đóng góp không nhỏ cho việc hình thành chuỗi cung ứng.và học thuyết đúng thời điểm (just in time) sẽ là một học thuyết có tác động rất lớn trong việc góp phần xây dựng chuỗi cung ứng.

Rất mong ý kiến phản hồi của các thành viên (saganor), ngoài ra có một câu hỏi rất mong được trả lời giúp- Đây là một cơ hội (thách thức) Việt Nam trong giai đoạn hội nhập, vậy doanh nghiệp Việt Nam phải làm gì để khai thác (đối phó) với cơ hội (thách thức) trên?